ngải cứu giúp điều trị thoát vị đĩa đệm ra sao ?

3 điều đặc biệt lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Ngải cứu là một loại thực phẩm được nhiều người dùng để chế biến các món ăn và hỗ trợ cải thiện một số bệnh, trong đó có bệnh xương khớp. Tuy nhiên, khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, cần đặc biệt quan tâm những điều sau đây để tránh gây ngộ độc cho gan, rối loạn đường ruột cấp tính, thậm chí gây tổn hại thần kinh.

Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, nhả ngải, cây thuốc cứu. Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tác dụng sát trùng, kháng xuẩn, giảm đau, cầm máu… dùng để chữa đau bụng, nhức đầu, mụn nhọt, ghẻ ngứa,  giảm triệu chứng đau nhức ở cơ khớp (bệnh thoát vị đĩa đệm, đau khớp).

Nhiều người truyền tai nhau cách sử dụng ngải cứu khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm như ngải cứu khô ngâm rượu; ngải cứu tươi vắt lấy nước cốt trộn đều với mật ong, uống mỗi ngày, hay đun nóng ngải cứu với dấm gạo hoặc muối hột sau đó đắp lên khu vực bị đau. Tuy nhiên, nếu hiểu được rằng loại cây này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe, người bệnh cần đặc biệt cảnh giác, tránh lạm dụng để hạn chế những nguy cơ.

Ăn hoặc uống nước ngải cứu quá nhiều dễ bị ngộ độc, rối loạn đường ruột, hại gan, não.

Dễ bị ngộ độc, rối loạn đường ruột

Ngải cứu khô được khuyến cáo dùng không quá 3-5g/lần, còn ngải cứu tươi thì không nên vượt quá 9-15g/lần, mỗi tuần chỉ dùng được từ 1-2 lần. Nếu dùng liều cao và thường xuyên có thể gây ngộ độc, rối loạn đường ruột.

Biểu hiện của người bị ngộ độc ngải cứu thường là miệng và họng bị kích thích, có cảm giác khô, khát. Sau đó khoảng nửa giờ sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng trên rốn, đau bụng, buồn nôn, lợm giọng… do dạ dày, ruột bị viêm cấp tính.

Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm nếu kèm rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu

Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan

Tất cả các bộ phận của ngải cứu từ lá, thân cho đến rễ đều chứa rất nhiều tinh dầu. Đây là thành phần có tác dụng khắc phục bệnh nhưng cũng chứa độc tính rất cao. Nếu người bệnh thoát vị đĩa đệm (hoặc bệnh khác, thậm chí người khỏe mạnh) dùng ngải cứu mỗi ngày trong suốt thời gian dài và liều lượng vượt ngưỡng, gan sẽ không kịp loại thải hết các độc chất có thể dẫn đến viêm gan cấp tính. Người bị thoát vị đĩa đệm kèm viêm gan càng không nên dùng ngải cứu để tránh nguy cơ thúc đẩy bệnh tiến triển.

Co giật chân tay, toàn thân

Người bệnh thoát vị đĩa đệm và cả những người khỏe mạnh, không nên lạm dụng ngải cứu, vì dùng quá liều làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, có thể gây co giật chân, tay, thậm chí toàn thân. Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên, có thể làm tổn thương các tế bào não, gây tê liệt các dây thần kinh dẫn đến chứng hay quên, ảo giác, rối loạn ngôn ngữ…

Chườm nóng lưng với ngải cứu trong thời gian dài có thể gây tác dụng ngược đối với người bị thoát vị l đĩa đệm 

Khi đắp ngải cứu cũng cần lưu ý tránh nhiệt độ quá nóng có thể gây bỏng da, hạn chế đắp mỗi ngày, trong thời gian dài vì có thể làm tăng thêm nhiệt ở vùng cột sống bị thương, làm nóng các mô cơ, nóng phần đĩa đệm bị thoát vị khiến cho bệnh càng thêm nặng. 

Việc dùng ngải cứu khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ là truyền miệng vì cho đến thời điểm này vẫn chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của loại cây này đối với bệnh thoát vị đĩa điệm nói riêng và bệnh xương khớp nói chung. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần phải được cải thiện đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia, kết hợp cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế những công việc nặng. Đặc biệt, sử dụng tinh chất thiên nhiên có tác dụng nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn sẽ giúp cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng được lên sóng truyền hình trong năm 2019

Cách bấm huyệt chữa yếu sinh lý đang được hàng trăm người tìm hiểu

Nguyên nhân gây ra đau khớp vai khi ngủ dậy và cách điều trị hiệu quả nhất