tìm hiểu về căn bệnh gai đốt sống cổ là gì và cách điều trị hiệu quả

Gai cột sống cổ là một dạng của thoái hóa cột sống, chúng phát triển âm thầm nên người bệnh rất khó nhận biết. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh bị hạn chế chức năng hoạt động cổ, lâu ngày có thể dẫn đến bại liệt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh gai cột sống cổ, các dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị bệnh.

Gai cột sống cổ là gì?

Gai cột sống cổ là hiện tượng phát triển thêm của các đốt sống, các khớp bị nhô ra ở mỏm xương hoặc điểm lồi. Bệnh hình thành do sự tổn thương ở bề mặt khớp, gây cản trở các hoạt động của xương và xuất hiện các cơn đau nhức.
Một số nguyên nhân thường gây ra bệnh gai cột sống cổ là:
  • Gai cột sống cổ xuất phát từ các vết thương, va đập mạnh trong lúc vận động hoặc mang vác nặng, làm việc sai tư thế.
  • Gai cột sống cổ là đáp ứng tự nhiên của cơ thể với phản ứng viêm mãn tính của khớp xương cột sống, bề mặt của khớp bị hao mòn dần, bề mặt không còn bằng phẳng, mọc gai khi hai bề mặt xương tiếp xúc gây đau.
  • Đĩa liên sống bị hư hao và xẹp xuống làm cho dây chằn giãn, các đốt sống bị chùng giảm, các khớp chuyển động nhiều hơn.
  • Sự lắng đọng canxi ở dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống do quá trình lão hóa cũng là một trong các nguyên nhân gây gai cột sống.
  • Bệnh gai cột sống cổ thường xảy ra ở những người trên 35 tuổi do thoái hóa cột sống gây ra.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống cổ

Việc phát hiện sớm gai cột sống cổ có vai trò rất quan trọng, hạn chế những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra, giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn dễ dàng nhận biết bệnh gai cột sống cổ.
Gai cột sống cổ gây xuất hiện các cơn đau, gây khó khăn trong vận động
  • Khi bị gai cột sống cổ sẽ xuất hiện những cơn đau bất chợt hoặc là thường xuyên ở vùng gáy, giữa hai xương bả vai, thái dương hoặc sau hốc mắt, gây ra chứng nhức mỏi bả vai.
  • Gai cột sống cổ có thể gây tê, ngứa ran ở cánh tay, thậm chí lan xuống ngón tay.
  • Gây khó khăn khi vận động, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động ở cổ, rất khó khăn khi xoay cổ, cầm nắm đồ vật, nặng hơn có thể gây teo cơ chi trên nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
  • Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số biến chứng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ, gây đau nửa đầu, đau buốt lên đỉnh đầu.
  • Bệnh còn có những tiếng lạo xạo khi thực hiện các động tác xoay cổ, vai gáy.
  • Ở trường hợp nặng, bệnh có thể kèm theo chứng thoát vị đĩa đệm vùng cổ, có thể chèn ép nặng các rễ thần kinh gây bại liệt ở một hoặc cả hai cánh tay, rối loạn cảm giác tứ chi thần kinh thực vật.
Thông thường, khi tiến hành chụp X-quang là có thể phát hiện bệnh lý gai cột sống cổ. Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm sâu như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng,… để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Các phương pháp điều trị gai cột sống cổ

Quá trình điều trị gai cột sống cổ không quá phức tạp, người bệnh chỉ cần nhận biết sớm, thực hiện đúng phương pháp và kiên trì điều trị sẽ nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được sử dụng hiện nay.

Điều trị gai cột sống cổ bằng y học hiện đại

Khi bị gai cột sống cổ, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc với các phương pháp điều trị khác như vật lý trị liệu, các bài tập điều trị,… giúp quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả.
Làm sao để chữa trị gai cột sống cổ?
Sử dụng thuốc Tây
Trong giai đoạn đầu điều trị, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm và giãn cơ
  • Acetaminophen: Sử dụng acetaminophen có tác dụng làm thuyên giảm những cơn đau gai cột sống cổ nhẹ.
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid: một số loại thường được sử dụng như naproxen, ibuprofen. Thuốc có tác dụng giảm đau, sưng thường được áp dụng trong 1 tuần tùy thuốc vào các triệu chứng cụ thể của người bệnh.
  • Thuốc giãn cơ: Các thuốc như cyclobenzaprin hay carisoprodol có thể được sử dụng để điều trị chứng co thắt cơ bắp gây đau đớn.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị đầu tiên được bác sĩ khuyên dùng, có tác dụng giảm đau, giúp cơ bắp được thư giản. Một số liệu pháp vật lý trị liệu thường dùng là:
  • Liệu pháp tư thế
  • Sử dụng lực kéo nhẹ nhàng để căng các khớp ở cổ
Thông thường, một chương trình vật lý trị liệu sẽ được tiến hành từ 6 – 8 tuần, thực hiện 2 – 3 lần vào mỗi tuần.
Sử dụng dụng cụ nẹp cổ
Dùng vòng đệm bao bọc xung quanh cổ giúp cố định cổ, nên sử dụng dụng cụ nẹp cổ mềm mại. Phương pháp này có tác dụng hạn chế chuyển động vùng cổ, cho phép cơ bắp ở khu vực này được nghĩ ngơi. Tuy nhiên, bạn chỉ được sử dụng biện pháp này trong thời gian ngắn, nếu sử dụng lâu sẽ làm giảm sức mạnh của cơ bắp vùng cổ.
Nẹp cổ giúp cơ bắp ở khu vực này được nghĩ ngơi
Bài tập kéo giãn cột sống cổ
  • Nằm dưới sàn nhà, đặt một chiếc khăn tay ở dưới xương chẩm phía sau đầu
  • Một người nhẹ nhàng kéo chiếc khăn về phía họ, giữ tư thế này trong vòng 3 phút
  • Lặp lại 2 – 3 làn mỗi ngày đến khi cảm thấy nhẹ nhõm
Chườm lạnh
Thực hiện chườm lạnh cũng là một trong những phương pháp làm giảm nhanh các triệu chứng của gai cột sống cổ gây ra như đau, sưng tấy. Bạn có thể lấy miếng dán lạnh áp vào vùng cổ gáy, két hợp với massage để mang lại hiệu quả tốt. Cách này bạn có thể áp dụng tại nhà, rất thuận tiện cho hoạt động sinh hoạt và làm việc hàng ngày
Phẫu thuật cắt bỏ gai cột sống cổ
Phẫu thuật cắt bỏ gai cột sống cổ thường được chỉ định khi bệnh có diễn tiến nặng nề, không đáp ứng các phương pháp điều trị khác. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn ra đời như kỹ thuật mổ nội soi cắt bỏ gai cột sống, cắt bỏ lá đốt sống, phẫu thuật cấy miếng đệm gai mỏm gai… Tuy nhiên, một số trường hợp gai xương vẫn có thể mọc lại sau phẫu thuật.
Phẫu thuật giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi nhưng cũng có những nguy cơ tiềm ẩn trong và sau quá trình phẫu thuật, bạn cần cân nhắc kỹ và thận trọng trước khi lựa chọn điều trị.
Phẫu thuật được áp dụng cho những trường hợp không đáp ứng điều trị nội khoa

Điều trị gai cột sống cổ bằng Đông y

Châm cứu: Đây là phương pháp được đánh giá dùng để điều trị gai cột sống cổ hiệu quả. Châm cứu này bắt nguồn từ Trung Hoa, sử dụng kim châm tác động trực tiếp vào các cơ và dây thần kinh giúp cải thiện tình trạng gai cột sống cổ.
Bấm huyệt: Bấm huyệt là phương pháp xoa bóp, bấm huyệt kết hợp tác động trực tiếp lên dây thần kinh, mạch máu giúp tăng tuần hoàn và giảm gai cột sống cổ.
Các bài thuốc Đông y: Bạn nên tìm đến những thầy thuốc Đông y chuyên nghiệp để được xem mạch, chẩn đoán toàn diện, từ đó kê ra đơn thuốc phù hợp với thể chất và bệnh tình của bạn.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị gai cột sống cổ tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị ở trên, bạn cũng nên có các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà, giúp đẩy nhanh tốc độ lạnh bệnh, hạn chế tình trạng bệnh chuyển biến nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Không nên làm việc nặng nhọc như khuân vác, tránh gây chấn thương và các tư thế chấn thương đến vùng cột sống
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin D, bổ sung cho cơ thể nhiều loại rau quả xanh
  • Kiểm soát cân nặng, tránh các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ gây béo phì, giảm áp lực đè lên cột sống cổ
  • Luôn giữ cơ thể ở tư thế tốt, hạn chế ngồi một tư thế quá lâu, ngồi sai tư thể, nên luân phiên thay đổi tư thế khi ngồi.
  • Thường xuyên tập thể dục đều đặn, nên tập các động tác cử động vùng cột sống cổ. Không nên chơi các môn thể thao quá sức chịu đựng bình thường như tạ, gym khó, hãy chơi những môn nhẹ nhàng như bơi lội, yoga,…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng được lên sóng truyền hình trong năm 2019

Cách bấm huyệt chữa yếu sinh lý đang được hàng trăm người tìm hiểu

Nguyên nhân gây ra đau khớp vai khi ngủ dậy và cách điều trị hiệu quả nhất