phình và lồi đĩa đệm nguy hại thế nào cho cơ thể ?

Phồng đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm: thoát vĩ đĩa đệm, thậm chí là tàn phế suốt đời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh phình đĩa đệm hiệu quả.

BỆNH PHỒNG ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?

Đĩa đệm là cơ quan nằm giữa khoang của các đốt sống, được tạo thành từ những thớ sợi chắc chắn xếp theo hình vòng tâm và chứa nhân nhầy ở bên trong. Đây là bộ phận quan trọng, có chức năng nâng đỡ và bảo vệ cột sống trước những tác động mạnh, giúp cơ thể có thể thực hiện các động tác linh hoạt.
Theo các chuyên gia y tế, phồng đĩa đệm (hay phình đĩa đệm) là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Đây là tình trạng xảy ra khi đĩa đệm bị phồng lên nhưng nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ. Chính vì thế, đĩa đệm sẽ không gây chèn ép các rễ thần kinh quanh cột sống.
Phồng đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống. Tuy nhiên có khoảng 90% trường hợp phồng đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng, phổ biến nhất là đĩa đệm nằm giữa đốt sống L4 – L5 và L5 – S1.
Tuổi tác là nguyên nhân chính gây phồng đĩa đệm
>> Xem thêm: Nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

NGUYÊN NHÂN BỆNH PHỒNG ĐĨA ĐỆM

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phồng đĩa đệm. Cụ thể:
– Do tuổi tác: Theo thời gian, đĩa đệm dần trở nên khô cứng và không còn linh hoạt như ban đầu. Khi đó, bất kỳ tác động hay chèn ép nào cũng dễ dàng khiến nó bị phồng lên. Đây là tình trạng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, do quá trình lão hóa gây nên.
– Chấn thương: Những tổn thương vùng cột sống lúc làm việc, chơi thể thao, tai nạn giao thông… sẽ tạo thành áp lực mạnh và đột ngột khiến cột sống không thể chống đỡ được. Lúc này dễ gây ra hiện tượng phồng đĩa đệm.
– Di truyền: Nếu cha mẹ có đĩa đệm yếu hoặc bị phồng đĩa đệm, khả năng cao con cái cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề này.
– Thói quen xấu trong sinh hoạt: Thường xuyên nghiêng người, khom lưng lâu, nâng nhấc vật nặng quá sức… gây nhiều tác động xấu lên đĩa đệm và làm biến dạng cột sống.
– Thừa cân, béo phì: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cân nặng càng tăng càng khiến cột sống gánh thêm nhiều áp lực. Từ đó ảnh hưởng xấu đến cấu trúc đĩa đệm.
– Hút thuốc lá, uống rượu bia: Những chất kích thích có trong thuốc lá, rượu, bia… làm giảm khả năng tiếp nhận oxy và chất dinh dưỡng của đĩa đệm, khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH PHỒNG ĐĨA ĐỆM

Ở giai đoạn đầu, bệnh phồng đĩa đệm chưa có biểu hiện cụ thể. Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
– Đau, tê, ngứa ran ở vùng cổ rồi lan xuống cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay.
– Đau mỏi lưng, nhất là vùng thắt lưng.
– Đau lan phía trên và phía trong đùi.
– Tê, yếu, ngứa ran bàn chân hoặc ngón chân.
Theo các chuyên gia y tế, những cơn đau do phồng đĩa đệm có thể đến bất chợt, kéo dài trong vài ngày rồi tự hết nên nhiều người chủ quan, không đi khám ngay. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến họ có nguy cơ dính “quả đắng” rất cao. Bởi nếu tình trạng phồng đĩa đệm kéo dài, nhân nhầy có thể bị thoát ra ngoài, làm rách bao xơ, chèn ép trực tiếp lên tủy sống và dây thần kinh, gây nên những cơn đau nhức dai dẳng. Điều này làm giảm khả năng vận động, rối loạn đại tiểu tiện, thậm chí là tê liệt tứ chi…Nặng hơn sẽ dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm

CÁCH CHỮA PHỒNG ĐĨA ĐỆM HIỆU QUẢ HIỆN NAY

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm, khi thấy cơ thể có những triệu chứng phồng đĩa đệm, người bệnh cần mau chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Sau đây là những cách chữa phồng đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay.

Tây y

Tùy từng mức độ phồng đĩa đệm, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc khác nhau. Tiêu biểu là nhóm giảm đau, chống viêm, chống co cứng cơ, giãn mạch ngoại vi, bổ sung vitamin B (B1, B6, B12)… Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ được tiêm ngoài màng cứng.
Tuy nhiên, những loại thuốc kể trên chỉ có tác dụng cắt cơn đau tạm thời, không thể chữa tận gốc. Chưa kể, nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày, gan và thận… Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không lấy đơn thuốc của người khác để mua cho mình dùng, không tự ý dừng hoặc thay đổi thuốc tương tự…

Đông y

Từ xa xưa, cha ông ta đã có những bài thuốc chữa phồng đĩa đệm hiệu quả từ những nguyên liệu giản đơn. Người bệnh có thể tham khảo như sau:
– Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: 300g ngải cứu, 200ml giấm gạo
Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, giã nát, trộn với giấm gạo, đun nóng. Để nguội bớt rồi bọc hỗn hợp này trong một chiếc khăn mỏng và xoa dọc vị trí cột sống đau nhức trong khoảng 15 phút. Thực hiện đều đặn từ 2-3 tuần.
– Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: 20g rễ cỏ xước, 20g Ý dĩ, 16g Đỗ trọng, 16g lá lốt
Cách làm: Đem hỗn hợp trên sắc với 6 chén nước, đun đến khi còn 2 chén thì bắc ra uống, chia 2 lần/ngày. Dùng liên tục 2 tuần để đạt hiệu quả.
– Bài thuốc 3:
Nguyên liệu: 2-3 nhánh xương rồng, 1 nắm muối hạt
Cách làm: Nhổ sạch gai của xương rồng, cho vào túi cùng muối và đập giập. Hơ nóng hỗn hợp trên rồi lấy vải bọc lại để đắp lên vùng cột sống đau nhức. Lăn nhẹ cho cho đến khi nguội hẳn.
Những bài thuốc từ “cây nhà lá vườn” kể trên có ưu điểm dễ thực hiện, nhưng chúng chỉ hiệu quả khi bệnh đang ở giai đoạn khởi phát. Vì vậy, rất nhiều người đã tìm đến các thảo dược hỗ trợ điều trị phồng đĩa đệm lâu dài. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thấp diệu nang Tâm Bình.
Sản phẩm được bào chế 100% từ thảo dược sạch, không pha trộn tân dược, hỗ trợ điều trị bệnh lâu dài. Chính vì vậy, người bệnh không cần phải lo ngại về các tác dụng phụ như sử dụng thuốc tây. Đặc biệt, do thành phần gồm các thảo dược quý: Uy linh tiên, Thổ phục linh, Ngưu tất, Đỗ trọng… Thấp diệu nang Tâm Bình giúp bổ can thận, hoạt huyết, thông kinh lạc. Từ đó, hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau do phồng đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, vôi hóa, đau nhức mỏi xương khớp, tê buồn chân tay… một cách hiệu quả.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng được lên sóng truyền hình trong năm 2019

Cách bấm huyệt chữa yếu sinh lý đang được hàng trăm người tìm hiểu

Nguyên nhân gây ra đau khớp vai khi ngủ dậy và cách điều trị hiệu quả nhất